6. NgÀnh CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
Ngành học này thể hiện gắn bó hữu cơ giữa các lĩnh vực cơ khí (mechanical), điện tử (electronics) và khoa học máy tính (computer science). Ngành cho ra đời những sản phẩm thông minh ứng dụng công nghệ cao, không những trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà còn phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tăng suất lao động, giảm lao động thủ công, giảm giá thành sản phẩm, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường…
Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử của trường với hướng chính là nghiên cứu các công nghệ và thiết bị và cơ điện tử nhằm phục vụ canh tác nông nghiệp hiện đại, công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm.
Sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực nghiên cứu để có được khả năng vận hành, khai thác, sửa chữa, bảo trì các hệ thống, thiết bị cơ-điện tử đồng thời có thể tham gia thiết kế, cải tiến các hệ thống-thiết bị này. Như vậy sẽ có kiến thức của các quá trình, máy và thiết bị để sử dụng, sản xuất các chi tiết máy, máy, đặc biệt là các hệ thống máy cơ điện tử cho các ngành sản xuất công-nông nghiệp; kiến thức cơ bản phục vụ tính toán thiết kế các hệ thống cơ điện tử như nguyên lý - chi tiết máy, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật vi điều khiển; kiến thức thiết kế, chế tạo các mạch điện tử phục vụ cho công nghiệp sản xuất các hệ thống máy hiện đại (được điều khiển tự động); kiến thức thiết kế, chế tạo Robots phục vụ sản xuất công - nông nghiệp; kiến thức về quản lý, bảo dưỡng các hệ thống máy phục vụ sản xuất vi mạch, khuôn mẫu và các hệ thống thiết bị công nghệ cao.
Việc làm sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư ra trường đảm đương các nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, duy tu bảo trì…, làm việc tại khu công nghệ cao với các hệ thống sản xuất tự động, khu nông nghiệp công nghệ cao, các công ty chuyên thiết kế sản xuất các thiết bị linh kiện tự động (máy giặt, máy tính, các thiết bị tự động hoá…), các nhà máy sử dụng thiết bị tự động để sản xuất hàng tiêu dùng.
Số lần xem trang: 2784
Điều chỉnh lần cuối: 20-07-2016