QUI CHẾ TUYỂN CHỌN, TỔ CHỨC ĐÀO TẠO HỌC SINH HỆ SỰ BỊ ĐẠI HỌC VÀ XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP ĐỐI VỚI HỌC SINH HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số 09 /2005/QĐ-BGD&ĐT ngày29 tháng3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

QUI CHẾ

TUYỂN CHỌN, TỔ CHỨC ĐÀO TẠO HỌC SINH HỆ SỰ BỊ ĐẠI HỌC VÀ XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP

ĐỐI VỚI HỌC SINH HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 09 /2005/QĐ-BGD&ĐT

ngày29 tháng3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi và đối tượng điều chỉnh.

Qui chế này qui định việc tuyển chọn, tổ chức đào tạo học sinh hệ dự bị đại học và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đối với học sinh hệ dự bị đại học.

Các trường dự bị đại học dân tộc (viết tắt là trường DBĐHDT), trường dự bị đại học (viết tắt là trường DBĐH), các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục - đào tạo, thực hiện việc tuyển chọn, tổ chức đào tạo học sinh hệ dự bị đại học và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đối với học sinh hệ dự bị đại học theo qui định của Qui chế này.

         Điều 2: Quản lý và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hệ dự bịđại học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (viết tắt là Bộ GD&ĐT) là cơ quan quản lý nhà nướcchỉ đạo thống nhất việc tuyển chọn, đào tạo học sinh hệ dự bị đại học và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đối với học sinh hệ dự bị đại học.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét quyết định những trường hợp đặc biệt liên quan đến việc tuyển chọn, đào tạo học sinh hệ dự bị đại học và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đối với học sinh hệ dự bị đại học.

Chương II

ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN CHO HỌC SINHVÀO HỌC CÁC TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC

 

Điều 3: Đối tượng và điều kiện tuyển chọn.

1. Thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên 1 và thuộc khu vực 1 (KV1) quy định tạiQuy chế tuyển sinh vào đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, đãtốtnghiệptrunghọc phổ thông (THPT), trung học bổ túc (THBT), trung học chuyên nghiệp (THCN), trung học nghề (THN), đã dự thi đại học các khối A, B hoặc C nhưng không trúng tuyển và ngay năm thi đại học đạt điểm vào học DBĐH do các cơ sở giáo dục - đào tạo qui định, được tuyển chọn vào học DBĐH.

2. Thí sinh là người dân tộc thiểu số đủ điều kiện qui định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa được tuyển chọn vào học DBĐH tại các cơ sở giáo dục - đào tạo thì được tuyển chọn vào học tại các trường DBĐHDT hoặc các trường DBĐH.

Điều 4: Thủ tục và hồ sơ trúng tuyển.

1. Thủ tục nộp hồ sơ:

a) Thí sinh thuộc đối tượng và đủ điều kiện tuyển chọn qui định tại Khoản 1 Điều 3 của Qui chế này không phải nộp đơn đăng ký học DBĐH, nhưng sau khi nhận đuợc giấy triệu tập trúng tuyển vào học DBĐH của các cơ sở giáo dục - đào tạo, phải đến tập trung và nộp hồ sơ trúng tuyển đúng thời hạn ghi trong giấy triệu tập.

b) Thí sinh thuộc đối tượng và đủ điều kiện tuyển chọn qui định tại Khoản 2 Điều 3 và thuộc vùng tuyển qui định tại phụ lục 2 của Qui chế này, trước ngày 20/9 năm dự thi đại học phải nộp đơn đăng ký học DBĐH theo mẫu qui định tại phụ lục 1 cho trường DBĐHDT hoặc trường DBĐH. Sau khi nhận được giấy triệu tập trúng tuyển vào học DBĐH của trường DBĐHDT hoặc của trường DBĐH, phải đến tập trung và nộp hồ sơ trúng tuyển đúng thời hạn ghi trong giấy triệu tập.

2.Hồ sơ trúng tuyển bao gồm:

a)Bản chính Học bạ THPT hoặc THBT.

b)Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạmthời THPT, THBT hoặc bằng tốt nghiệp THCN, THN do Hiệu trưởng nhà trườngcấp đối với những học sinh đăng ký học ngay trong năm tốt nghiệP hoặc bằng tốt nghiệp THPT, THBT, THCN hoặc THN đối với những học sinh đã tốt nghiệp các năm trước. Những học sinh mới nộp giấy chứng nhận tốtnghiệp tạm thời chậm nhất là đầu học kỳ II năm học dự bị phải xuất trình bằng tốt nghiệp chính để trường đối chiếu kiểm tra.

c)Giấy khai sinh.

d) Các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiênnhưgiấy chứngnhậnconliệt sĩ;thẻ

thương binh hoặc thẻ chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh của bản thân

hoặc của bố mẹ; hộ khẩu thường trú của học sinh.

(Các trường thu bản sao hợp lệ các giấy tờ nói ở điểmb, c, d sau khi đãkiểm tra, đối chiếu với bản chính. Cán bộ kiểm tra ghi vào các giấy tờ nóitrên: ngày, tháng, năm, “Đã đối chiếu với bản chính”, ký và ghi rõ họ tên vào bản sao).

đ) Giấy chứng nhận kết quả thi hoặc phiếu báo điểm thi tuyển sinh đại học do các trường đại học cấp (có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường).

Điều 5:Giao chỉ tiêu và quy trình tuyển chọn vào học DBĐH, DBĐHDT.

1. Đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo.

a) Hằng năm, Bộ GD&ĐT giao và công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh DBĐH, DBĐHDT cho các cơ sở giáo dục - đào tạo.

b) Hội đồng tuyển sinh các cơ sở giáo dục - đào tạo, căn cứ chỉ tiêu được giao, căn cứ đối tượng và điều kiện tuyển chọn quy định tại Khoản 1, Khoản 2Điều 3 của Qui chế này, căn cứ kết quả thi tuyển sinh đại học, xác định và công bốđiểm xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển vào học DBĐH, DBĐHDT .

2. Đối với các trường, khoaDBĐH và DBĐHDT.

a) Hằng năm, Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu sau đây cho các trường DBĐH và DBĐHDT:

- Chỉ tiêu đào tạo DBĐH đối với thí sinh diện cử tuyển do các tỉnh, thành phố tuyển chọn.

- Chỉ tiêu đào tạo DBĐH đối với thí sinh trúng tuyển DBĐH của các cơ sở giáo dục - đào tạo có chỉ tiêu tuyển DBĐH nhưng không đào tạo DBĐH.

- Chỉ tiêu DBĐHDT.

b) Hằng năm, các trường DBĐH và DBĐHDT công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh DBĐHDT và tiến hành thu nhận đơn đăng ký xét tuyển DBĐHDT của thí sinh thuộc đối tượng và đủ điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 của Quy chế này.

Căn cứ đơn đăng ký xét tuyển DBĐHDT, căn cứ kết quả điểm thi đại học của thí sinh, Trường xác định điểm xét tuyển cho từng khối A, B, C theo các đối tượng, khu vực và triệu tập thí sinh trúng tuyển vào học cùng với các thí sinh khác nói ở điểma, Khoản 2 của Điều này.

Chương III

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, KIỂM TRA VÀ THI

Điều 6: Tổ chức đào tạo.

1. Các trường DBĐH và các trường DBĐHDT, các khoa DBĐH của các cơ sở giáo dục - đào tạotổ chức đào tạo theo đúng mục tiêu và khung chương trình sau đây:

a) Thời gian đào tạo: 8 tháng(không kể 1 tháng nghỉ Lễ, Tết),tương đương 32 tuần, gồm:

-Học chính trị, quân sự đầu khoá: 1 tuần

-Thực học các môn học theo từng khối: 28 tuần

-Ôn tập chuẩn bị thi cuối học kỳ I: 1 tuần

-Ôn tập chuẩn bị thi cuối học kỳ II: 2 tuần

      b)Các môn học chính khoá của các khối:

-Khối A:Toán, Lý, Hoá, Tiếng Việt, Tin học

-Khối B :Toán, Hoá, Sinh, Tiếng Việt, Tin học

-Khối C :Văn-Tiếng Việt, Sử, Địa, Tin học.

      c) Các môn học ngoại khoá của cả 3 khối: Ngoại ngữ (Anh văn),Giáo dục Công dân, Giáo dục thể chất.

      d)Phân phối thời gian:

 

Môn học

Khối A

Khối B

Khối C

1. Toán học

2. Vật Lý

3. Hoá học

4. Sinh học

5. Văn - Tiếng Việt

6. Lịch Sử

7. Địa lý

8. Tin học

9. Anh văn

10. Giáo dục công dân

11. Giáo dục thể chất

12. Sinh hoạt

8 tiết/tuần

5 tiết/tuần

5 tiết/tuần

Không học

3 tiết/tuần

Không học

Không học

3 tiết/tuần

2 tiết/tuần

1 tiết/tuần

2 tiết/tuần

1 tiết/tuần

8 tiết/tuần

Không học

5 tiết/tuần

5 tiết/tuần

3 tiết/tuần

Không học

Không học

3 tiết/tuần

2 tiết/tuần

1 tiết/tuần

2 tiết/tuần

1 tiết/tuần

Không học

Không học

Không học

Không học

9 tiết/tuần

6 tiết/tuần

6 tiết/tuần

3 tiết/tuần

2 tiết/tuần

1 tiết/tuần

2 tiết/tuần

1 tiết/tuần

Cộng:

30 tiết/tuần

30 tiết/tuần

30 tiết/tuần

-Khai giảng năm học:15 tháng 10 hàng năm.

-Kết thúc năm học : 15 tháng 6 hàng năm

-Xử lý kết quả học tập của học sinh trước ngày 20/6 hàng năm.

2. Các cơ sở giáo dục - đào tạo tổ chức đào tạo DBĐH cho học sinh trúng tuyển DBĐH ngay tại trường. Các cơ sở giáo dục - đào tạo có chỉ tiêu tuyển sinh DBĐH nhưng không có khoa DBĐH, sau khi xét tuyển xong, chuyển hồ sơ của học sinh trúng tuyển DBĐH đến các trường DBĐH được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo DBĐH để tổ chức đào tạo.

 

Điều 7: Kiểm tra và thi.

1. Mỗi môn học chính khoá trong một học kỳ có 2 lần kiểm tra viết. Thời gian làm bài kiểm tra cho mỗi môn là 60 phút. Học sinh chưa đủ số lần kiểm tra của mỗi môn học, được phép kiểm tra bổ sung.

Cuối mỗi học kỳ tổ chức thi viết một lần cho các môn sau đây: Môn thi Khối A là Toán, Lý, Hoá; Khối B là Toán, Hoá, Sinh; Khối C là Văn, Sử, Địa. Thời gian làm bài thi cho mỗi môn là 120 phút. Học sinh chưa thi đủ 3 môn được phép thi bổ sung.

Chấm bài kiểm tra và bài thi theo thang điểm 10, không lấy số lẻ. Điểm bài kiểm tra tính theo hệ số 1, bài thi tính theo hệ số 2.

2. Việc ra đề thi, đề kiểm tra,coi thi và tổ chức chấm bài thi, bài kiểm tra do Hiệu trưởng quy định.

3.Học sinh thuộc một trong các diện sau đây không được dự thi cuối học kỳ:

-Bị thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

-Tổng số thời gian nghỉ học có lý dovà không có lý do vượt quá 20%thờigian

học tập của học kỳ.

-Không đủ số lần kiểm tra của mỗi môn học.

4. Học sinh không thi đủ 3 môn cuối mỗi học kỳ thì không thuộc diện xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Điều 8: Điểm tổng kết cuối năm.

Cuối năm học, mỗi môn học chính khoá có một điểm tổng kết. Điểm tổng kết cuối nămcủa các môn học có thi học kỳ là điểm trung bình cộng của 4 lần kiểm tra, lần thi cuối học kỳ I và lần thi cuối học kỳ II. Điểm tổng kết các môn không có thi học kỳ: Tiếng Việt và Tin học là điểmtrung bình cộng của 4 lần kiểm tra. Điểm tổng kết cuối năm của mỗi môn học chỉ lấy một số lẻ.

 

Chương IV

XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP

Điều 9: Điều kiện được xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.


1. Căn cứ vào kết quả học tập sau khi kết thúc năm học dự bị đại học và căn cứ vào Qui chế hiện hành đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, những học sinh có đủ các điều kiện sau đây sẽ được xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp:

     a)Được xét tuyển vào đại học:

 -Xếp loại hạnh kiểm cả năm đạt khá trở lên.

-Điểm tổng kết cuối năm của các môn học chính khoá đạt từ 5,0 trở lên.

b)Được xét tuyển vào cao đẳng:

- Xếp loại hạnh kiểm cả năm đạt khá trở lên.

-Điểm tổng kết cuối năm của các môn học chính khoá đạt từ4,0 trở lên.

      c)Được xét tuyển vào trung học chuyên nghiệp:

-Xếp loại hạnh kiểm cả năm đạt khá trở lên.

-Điểm tổng kết cuối năm của các môn học chính khoá đạt từ 3,0 trở lên .

2. Những học sinh thuộc một trong các diện dưới đây được xét học lưu ban DBĐH một lần duy nhất :


- Xếp loại hạnh kiểm cả nămđạt khá, nhưng điểm tổng kết cuối năm của các môn học chính khoá dưới 3,0.

- Nghỉ học quá 20% chương trình học do ốm đau,tai nạncógiấy xác nhận của bệnh xá hoặc bệnh viện.

- Không thi đủ 3 môn cuối mỗi học kỳ doốmđau,tai nạn có giấy xác nhận của

bệnh xá hoặc bệnh viện.

3. Những học sinh không đủ điều kiện xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và không đủ điều kiện lưu ban sau khi học xong năm học thứ nhất DBĐH sẽ trả về địa phương.

4. Những học sinh sau khi học DBĐH, nếu không nhận quyền được xét tuyển vào ĐH, CĐ, THCN, có nguyện vọng đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ, THCN thì được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực qui định tại Qui chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

5. Học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào ĐH, nhưng có nguyện vọng học CĐ hoặc THCN và học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào CĐ nhưng có nguyện vọng học THCN, phải làm đơn kèm bản kết quả học tập và rèn luyện trong thời gian học DBĐH, gửi trường có nguyện vọng học xem xét tiếp nhận vào các ngành học cùng khối thi.

Điều 10. Trách nhiệm của các trường DBĐH, DBĐHDT trong việc phân phối học sinh về các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và bố trí ngành học cho học sinh.

1. Căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong năm học dự bị đại học, căn cứ nguyện vọng của học sinh và chỉ tiêu đào tạo, các cơ sở giáo dục - đào tạo, các trường DBĐH và trường DBĐHDTphân phối học sinh vào học tại các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Riêng học sinh có nguyện vọng học các trường thuộc khối Quốc phòng, Công an, Kiểm sát, phải đạt yêu cầu sơ tuyển theo qui định của trường mới được nhập học.

2. Đối với những trường (hoặc những ngành học) có số học sinh đăng ký theo học lớn hơn chỉ tiêu thì căn cứ kết quả học tập DBĐH để chọnngười có kết quả học tập từ cao trở xuống cho đến đủ chỉ tiêu, những người còn lại chuyển sang các trường khác (hoặc ngành học khác) cùng khối thi.

Điều 11: Trách nhiệm của các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong việc tiếp nhận học sinh vào học.

1. Hàng năm, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và đào tạo học sinh đã học xong DBĐH theo chỉ tiêu do Bộ GD&ĐT giao.
2. Các trường DBĐH, DBĐHDT gửi văn bản và hồ sơ kèm theo kết quả học tập của học sinh đủ điều kiện tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệpcho Hội đồng tuyển sinh các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có chỉ tiêu tiếp nhận học sinh đã học xong DBĐH. Các khoa DBĐH của các cơ sở giáo dục - đào tạo gửi hồ sơ kèm theo kết quả học tập của học sinh đủ điều kiện tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cho Hội đồng Tuyển sinh của trường mình.


Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 Điều 12: Khen thưởng và xử lý vi phạm.

Việc khen thưởng và xử lý vi phạm đối với người học, cán bộ, giáo viên được thực hiện theo các qui chế: Qui chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui; Qui chế Công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo; Qui chế Công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường đại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;Qui chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính qui và các văn bản pháp luật có liên quan.

Chương VI

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 13: Chế độ báo cáo

1. Chậm nhất là ngày 05/11 năm tuyển sinh, các trường nộp Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách học sinh đã được xét tuyển vào học dự bị đại học (theo mẫu quy định tại phục lục số 3).

2. Kết thúc năm học DBĐH, các trường lập danh sách học sinh đạt tiêu chuẩn vào ĐH, CĐ, THCN (theo mẫu quy định tại phụ lục số 4) và các kiến nghị khác (nếu có) gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Nguyễn Minh Hiển

(Đã ký)


 

Số lần xem trang: 2254
Điều chỉnh lần cuối: 27-02-2008

Các văn bản liên quan

QUYẾT ĐỊNH về việc ban hành chuẩn đầu ra tin học không chuyên cho sinh viên đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (18-10-2012)

LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC (03-11-2010)

Quy định phân cấp giải quyết thắc mắc, kiến nghị của sinh viên (29-04-2010)

Quy định về đạo đức nhà giáo (17-04-2008)

Quy chế bằng 2 (13-03-2007)

Quy chế rèn luyện sinh viên (13-03-2007)

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (14-03-2007)

Quy định chế độ cử tuyển (14-03-2007)

Hướng dẫn thi hành Luật giáo dục (14-03-2007)

Về thanh tra giáo dục (14-03-2007)

Xem thêm ...

Địa chỉ: Phòng G01, G03 - Nhà Thiên Lý - ĐH Nông Lâm TP.HCM . ĐT: 028-38963350- Email: pdaotao @hcmuaf.edu.vn - Website: http://pdt.hcmuaf.edu.vn