Đề cương môn học do giảng viên hoặc nhóm giảng viên cùng dạy một môn học biên soạn dưới sự chỉ đạo của Chủ nhiệm bộ môn (theo mẫu).
Để các bộ môn có thể cung cấp các thông tin quan trọng một cách tương đối thống nhất, ĐHNLTPHCM có một số hướng dẫn sau:
Mục 1: Thông tin về giảng viên
Cung cấp những thông tin cơ bản về giảng viên tham gia giảng dạy môn học, trợ giảng (nếu có) như họ tên, học hàm, học vị, các hướng nghiên cứu chính, địa chỉ liên hệ (cơ quan, email, điện thoại.. ), thời gian và địa điểm làm việc ở trường.
Mục 2: Thông tin chung về môn học
Ngoài những thông tin cụ thể như đã nêu trong mẫu Đề cương môn học, cần thông tin rõ về các môn học tiên quyết và môn học kế tiếp:
- Môn học tiên quyết là môn học cung cấp kiến thức nền và phải được dạy trước môn học được xây dựng đề cương (môn học dạy trước không nhất thiết là môn học tiên quyết);
- Môn học kế tiếp là môn học cần kiến thức nền của môn học được xây dựng đề cương.
Mục 3: Mục tiêu của môn học
Mục tiêu của môn học gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học có được sau khi học môn học:
- Mục tiêu về kiến thức người học cần đạt được như:
+ Nắm được kiến thức sâu rộng của ngành học;
+ Nắm được kiến thức cơ bản của các ngành học khác để hiểu và tiếp tục học tập;
+ Biết về sự thay đổi của xã hội, đặc biệt là xu hướng phát triển;
+ Biết về khu vực (regions) và biết cách nhận biết thế giới một cách có phân tích khoa học;
+ Nắm được kiến thức có thể phân tích, thảo luận và bình luận về những sự vật phức tạp.
- Mục tiêu về kỹ năng người học cần đạt được như:
+ Có các kỹ năng thực tiễn về nghề nghiệp và có thể phát triển được;
+ Có kỹ năng làm việc với người khác;
+ Có các kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề;
+ Có kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức để dùng vào những mục đích riêng biệt; Có các kỹ năng tự phát triển giữa xu hướng thay đổi;
+ Đánh giá được cách dạy và học.
- Mục tiêu về thái độ người học cần đạt được như:
+ Yêu thích môn học, ngành học mà sinh viên đang theo học;
+ Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên đang giảng dạy môn học;
+ Nhìn thấy thái độ của riêng mình;
+ Nhìn thấy giá trị của xã hội mình;
+ Nhìn thấy giá trị văn hoá của địa phương và giá trị văn hoá phổ quát;
+ Có chuẩn mực sống trong xã hội một cách có lý do và sự tự tin.
Mục tiêu của từng bài học: Để xác định mục tiêu của từng bài học nên chia nội dung dạy học của cả môn học thành 12 - 13 vấn đề tương đối trọn vẹn ứng với 12 - 13 tuần của học kì (một học kì có 15 tuần, trừ hai tuần cho kiểm tra - đánh giá). Sau đó xác định mục tiêu mà sinh viên cần đạt được ở mỗi vấn đề ứng với mỗi môn học.
Mục 4: Tóm tắt nội dung môn học
Trong khoảng 150 từ viết tóm tắt nội dung môn học, bao gồm các khái niệm, lí thuyết phạm trù, lí thuyết chính của nội dung môn học, các công nghệ, các phương pháp nghiên cứu, thành tựu và triển vọng của môn học đó.
Mục 5: Nội dung chi tiết môn học
Nêu nội dung chi tiết của môn học theo chương, mục, tiểu mục hoặc theo các vấn đề chính của môn học (Theo cấu trúc I ® 1.1 ® 1.1.1 v.v...).
Mục 6: Học liệu
- Tối thiểu là 3 học liệu bắt buộc
- Tài liệu tham khảo xác định cho từng nội dung và hình thức chính dạy – học . Có thể ghi rõ các phần hoặc các trang quan trọng trong tài liệu tham khảo giúp sinh viên thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu.
Mục 7: Hình thức tổ chức dạy học
Đây là thông tin rất quan trọng đối với giảng viên, sinh viên và người quản lí. Do đặc thù của hình thức tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ, mỗi nội dung kiến thức đều được tổ chức dưới các hình thức chủ yếu: lí thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm và tự học, tự nghiên cứu.
Do vậy ở mỗi nội dung, giảng viên/nhóm giảng viên phải xác định được số giờ tín chỉ sẽ thực hiện ở từng hình thức trên. Lưu ý rằng để chuẩn bị cho 1 giờ lí thuyết sinh viên cần 2 giờ chuẩn bị ở nhà, cho 2 giờ thực hành cần 1 giờ chuẩn bị, hoặc 3 giờ tự học, tự nghiên cứu (cho 1 giờ tín chỉ ở mỗi hình thức dạy học). Số giờ tín chỉ ứng với mỗi hình thức tổ chức dạy–học của môn học được ghi vào các ô của mục 7.1. Ở các ô trong mục 7.2, giảng viên ghi chi tiết thời gian, địa điểm tiến hành các hình thức dạy học, nội dung chính của hoạt động đó, công việc sinh viên cần làm trước khi đến lớp.
Để làm việc này, căn cứ việc chia nội dung môn học thành 12 –13 vấn đề và mục tiêu cần đạt được của mỗi vấn đề (mục 3) tìm các hình thức tương ứng để giải quyết vấn đề đó trong từng tuần.
Thí dụ: Vấn đề 1 tuần 1
Hình thức tổ chức dạy học |
Thời gian, địa điểm |
Nội dung chính |
Yêu cầu SV chuẩn bị |
Ghi chú |
Lí thuyết |
8.00 – 9.00 Thứ 2-4 /RĐ 101 |
1…. 2. … |
Đọc Q.1 tr. 15-20 Chuẩn bị câu hỏi 1,2 và 3 . |
|
Xêmina |
9.00 – 11.00 thứ 2 /RĐ101 |
1. …. 2. …. |
Làm bài tập Làm thí nghiệm |
|
Thảo luận |
9.00 – 11.00 thứ 4 /RĐ101 |
1. …. |
Theo phân công của nhóm |
|
Khác ….. |
|
|
|
|
Tự học |
Thư viện |
1. …. |
Có hướng dẫn riêng |
|
KT - ĐG |
Thứ Bảy hằng tuần 11-12/RĐ 101 |
|
Có hướng dẫn riêng |
|
Tư vấn |
9.00-10.00 Thứ 7/RĐ101 |
Tư vấn về môn học |
Chuẩn bị câu hỏi |
|
Tiếp tục cho đến vấn đề cuối cùng ở tuần cuối cùng của học kì.
Mục 8: Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên trong quá trình học môn học.
Số lần xem trang: 4264
Điều chỉnh lần cuối: 09-04-2008