Thống kê


Đang xem 448
Toàn hệ thống: 2012
Trong vòng 1 giờ qua

Tư vấn trực tuyến

Đào tạo tín chỉ: Dễ hay khó
Năm 2005, lần đầu tiên, Bộ Giáo dục Đào tạo chính thức chỉ đạo các trường cao đẳng, đại học chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Đây được coi là một "cuộc cách mạng" thay đổi "công nghệ đào tạo" tiên tiến. Quý II năm 2005, Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ triển khai thí điểm tại 7 trường đại học, đến năm 2010, hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình đào tạo tín chỉ cho các trường cao đẳng, đại học. Ở Việt Nam, khái niệm về đào tạo tín chỉ chỉ có từ những năm 50, nhưng đến nay, mới có 7 trường đại học áp dụng…
Khác với đào tạo niên chế (đang áp dụng rộng rãi hiện nay), đào tạo tín chỉ không giới hạn thời gian học tập, sinh viên phải tích lũy khối lượng kiến thức định sẵn, khi nào tích lũy xong thì ra trường. Đây chính là một quy trình đào tạo mềm dẻo, lấy người học làm trung tâm. Theo đó, chương trình đào tạo tín chỉ sẽ tạo cho sinh viên tính chủ động cao trong việc lựa chọn kiến thức để trang bị cho bản thân và lựa chọn tiến trình học phù hợp với năng lực của mình. Người học được chủ động về mặt thời gian,nếu học tốt, có thể rút ngắn 1/4 thời gian học; cũng có thể vừa học, vừa làm, hoặc nghỉ học vài năm, sau đó, quay lại học tiếp. Không thể phủ nhận ưu điểm của đào tạo tín chỉ, tuy nhiên, thực tế, các trường đào tạo tín chỉ cũng chỉ áp dụng cho từng ngành học. Ông Nguyễn Minh Hùng - Phó hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội, là trường đại học đã chuyển sang mô hình đào tạo tín chỉ từ năm học 1995 - 1996 cho biết: Trường Đại học Xây dựng hiện có 19 ngành, hầu hết các ngành là đào tạo tín chỉ (trừ hai khối XF và chất lượng cao). Thực tế, trường đang gặp nhiều khó khăn như: Số lượng tuyển sinh ngày càng đông, cơ sở vật chất, trang thiết bị, diện tích phòng học không đáp ứng được. Việc đăng ký học phải được quản lý bằng máy tính nhưng chủ yếu vẫn làm thủ công, gây không ít lộn xộn. Để thực hiện đào tạo tín chỉ, lịch giảng dạy phải thực hiện nghiêm ngặt, trong khi tình trạng các thầy đi dạy thêm cho các trường dân lập, các lớp tại chức ở các tỉnh… là rất phổ biến. Do vậy, nhiều giảng viên không mặn mà với đào tạo tín chỉ.
 
Theo ông Nguyễn Tuấn (Vụ Đại học và sau đại học), đào tạo tín chỉ theo phương pháp sư phạm tích cực, đòi hỏi sinh viên phải tự học tập, nghiên cứu nhiều hơn; sinh viên chỉ có 30% thời gian lên lớp, còn lại là tự học. Được "thả nổi" tới 2/3 thời gian học, liệu sinh viên có nghiêm túc tự học hay không, trong khi thư viện, phòng thí nghiệm, tài liệu tự học… đang có nhiều khó khăn? Về quản lý học sinh, đào tạo tín chỉ không có giáo viên chủ nhiệm, thay vào đó là cố vấn học tập. Cố vấn học tập phải là người am hiểu quá trình đào tạo, giúp đỡ sinh viên trong suốt quá trình học tập ở trường, đăng ký học, chọn môn học, mỗi cố vấn chỉ phụ trách 15 - 20 sinh viên. Nhưng theo ông Hùng: "Hiện nay cố vấn của các trường chưa theo đúng vai trò của một cố vấn, vì một cố vấn mà phải giúp tới 100 sinh viên thì không thể tốt được". Còn bà Nguyễn Thị Lê Hương (Vụ Đại học và sau đại học) băn khoăn: Việc chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ sẽ làm thay đổi nhiều về nội dung chương trình, các trường cần lường hết những thách thức đặt ra khi chuyển sang đào tạo tín chỉ. Đặc biệt, tránh việc chuyển đổi sang mô hình đào tạo tín chỉ thành một thứ mốt, đua nhau làm chỉ để… lấy danh!
 
Theo ông Lê Viết Khuyến - Phó vụ trưởng Vụ Đại học và sau đại học, được đánh giá là một chuyên gia về đào tạo tín chỉ, thì ưu điểm của đào tạo tín chỉ là sẽ giải quyết được tình trạng sao chép, copy luận văn (đào tạo tín chỉ sẽ không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp). Ngoài ra, mô hình này còn tuyển sinh theo học kỳ, sẽ không gây quá tải do việc tuyển sinh ồ ạt cùng lúc như đào tạo niên chế. Tuy nhiên, ông Khuyến cho rằng: "Đã làm là phải làm triệt để, phải làm đúng quy trình, không thể làm theo kiểu "nửa vời" như hiện nay". Ông Khuyến cũng cảnh báo, theo kinh nghiệm các nước, để chuyển sang hệ thống đào tạo tín chỉ phải mất 10 năm, nhưng nếu ta không tập trung và tích cực làm thì có thể phải mất tới 15 năm. Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Bành Tiến Long khẳng định: "Khó khăn nhất hiện nay là cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, là điều kiện tiên quyết để triển khai đào tạo tín chỉ. Ngay bây giờ, cần tổ chức xây dựng hệ thống văn bản pháp quy gồm quy chế, văn bản hướng dẫn, quy định các điều kiện để chuyển đổi mô hình. Tuy nhiên, chắc chắn đến năm 2010, Việt Nam sẽ hoàn thành mô hình đào tạo tín chỉ".
 
Mục tiêu đã xác định rõ, nhưng việc triển khai chuyển đổi mô hình đào tạo tín chỉ sẽ được làm như thế nào và đến đâu vẫn đang là bài toán lớn của giáo dục đại học nước ta.
 
(Nguồn: VOV)

Số lần xem trang: 2124
Điều chỉnh lần cuối: 09-04-2008

Quan điểm- lý luận

Vài nét về hệ thống tín chỉ ở Châu Âu (09-04-2008)

Hình thành các mô đun dạy học (09-04-2008)

So sánh chương trình giáo dục ở Mỹ và Việt Nam (09-04-2008)

Đào tạo theo tín chỉ: suy ngẫm và ghi nhận (09-04-2008)

Về chế độ tín chỉ và việc áp dụng ở Việt Nam (09-04-2008)

Những nét cơ bản về học chế tín chỉ và đào tạo theo học chế tín chỉ (09-04-2008)

Đào tạo theo tín chỉ ở Mỹ (09-04-2008)

Chuyển đổi sang hệ thống đào tạo theo tín chỉ - Kinh nghiệm của Trung Quốc (Phạm Thị Ly) (09-04-2008)

Hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những gợi ý cho cải cách giáo dục đại học Việt Nam (Eli Mazur & Phạm Thị Ly). (09-04-2008)

Tổ chức giảng dạy học tập theo chương trình định sẵn và học chế tín chỉ (Lê Thạc Cán) (09-04-2008)

Xem thêm ...

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bốn ba ba bốn một

Xem trả lời của bạn !